Nguồn gốc tên gọi của vị thuốc “Dâm dương hoắc”
Dâm dương hoắc, tên thường gọi là Epimedium, còn gọi là Dương hoắc, Tiên linh tỳ… Tên khoa học: Epimedium sp, họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) (Herba Epimedii hoặc Yin yang huo- 仙灵脾/淫羊藿). Đây là cây thân thảo, cao khoảng 0,5 – 0,8m có hoa, cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau nhưng đều được sử dụng trong Y học cổ truyền với tác dụng Bổ thận tráng dương dành cho nam giới. Về sự tích nguồn gốc cái tên ấn tượng này thì có tương truyền rằng, cây này trước đây được người dân cho dê đực ăn, sau đó dê đực có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày, từ đó cây được đặt tên là “Dâm dương hoắc” với thành phần gồm có flavonoid, phytosterol, tinh dầu, acid palmitic, dầu béo, vitamin E, alcaloid.
Cây mọc chủ yếu ở vùng có khí hậu ôn đới, miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Sapa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.
Những tác dụng hay của Dâm dương hoắc
Dịch chiết Dâm dương hoắc có tác dụng tương tự oestrogen, có tác dụng hưng phấn, làm tăng bài tiết tinh dịch, có tác dụng kích dục mạnh (tác dụng của lá và rễ mạnh hơn các phần khác). Một số nghiên cứu khác còn cho thấy Dâm dương hoắc làm hạ huyết áp, hạ đường huyết, ức chế một số vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu, làm tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não, loại bỏ đờm và giảm ho và hen suyễn mãn tính. Ngoài ra, nó có thể làm giảm cơn đau thắt ngực và giảm rối loạn lipid máu…
Theo Đông y, Dâm dương hoắc vị cay, ngọt, tính ấm; quy kinh Can Thận. Có tác dụng Bổ Thận tráng dương, cường kiện cân cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp Thận dương hư, sợ lạnh tay chân lạnh, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, tê bại tay chân, liệt dương, di tinh, phụ nữ có triệu chứng “bốc hỏa” ở thời kỳ mãn kinh, hen suyễn mạn tính…
Sử dụng Dâm dương hoắc như thế nào?
Dâm dương hoắc có thể dùng một mình hoặc sử dụng chung với các vị thuốc khác để cho tác dụng khác nhau:
Bổ Thận tráng dương: Trong những trường hợp thận dương suy kém, lưng đau, liệt dương, đái dắt, tiểu đêm không nhịn được, hoặc liệt dương, bán thân bất toại dùng rượu thuốc Dâm dương hoắc gồm Dâm dương hoắc 1 kg, Rượu trắng 10 lít ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một cốc nhỏ khoảng 20ml. Người ta cũng có thể nấu món Thịt dê hầm Dâm dương hoắc cho các trường hợp nam giới thiểu năng sinh dục, tinh trùng ít, hoạt lực kém, liệt dương di tinh; người cao tuổi có thể suy nhược đau lưng mỏi gối, yếu tay chân: Dâm dương hoắc 25g, Thịt dê 200g cho thêm chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, cho Gừng, Hành, gia vị vào nêm cho vừa miệng và ăn lúc nóng.
Trừ phong hàn thấp giảm đau: Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: Dâm dương hoắc 20g, Uy linh tiên 12g, Thương nhĩ tử 8g, Quế chi 8g, Xuyên khung 8g sắc uống ngày 1 lần. Ngoài ra có thể dùng rượu Dâm dương hoắc – Huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, Ba kích 30g, Kê huyết đằng 30g, Rượu trắng 1 lít, Đường phèn 60g, ngâm sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.
Bổ Phế trừ đờm: các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn dài ngày sẽ dùng Dâm dương hoắc tán mịn 6g uống với nước sắc Dâm dương hoắc 20g.
Điều kinh – An thần: Dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đau lưng, mỏi mệt, hốt hoảng, lo âu, bài thuốc gồm Dâm dương hoắc 15g, Bách hợp 15g, Tiểu mạch 30g, Đại táo 20g, Cam thảo 6g sắc uống trong ngày.
Do Dâm dương hoắc là vị thuốc thiên về nhiệt nên không được dùng ở những người bị âm hư hoả vương, chứng liệt dương do thấp nhiệt.
Thạc Sĩ, Bác Sĩ: Nguyễn Lê Việt Hùng.
Giảng viên Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
KIM SƯ
Kim sư là một sản phẩm bổ trợ sức khỏe cho nam giới, được bào chế dựa trên nguyên lý của y học cổ truyền kết hợp với sự kiểm tra, phân tích và chứng minh công dụng bởi y học hiện đại từ cây chủ vị là Dâm dương hoắc (chiếm 50%), kết hợp với Cửu thái tử, Đinh lăng và Bạch quả. Đây là một sự phối hợp hoàn hảo và hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe cho nam giới, được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ y tế chứng nhận và cho phép lưu hành trên toàn quốc.(*)
Dâm dương hoắc : Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý.
Cửu thái tử (Khởi dương thảo- Allium tuberosum): Ôn bổ gan thận, tráng dương, củng cố tinh dịch.
Đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harms): Tăng lực, giảm mệt mỏi, giúp ăn ngon ngủ tốt, bồi bổ khí huyết.
Bạch quả (Ginkgo biloba): hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu và lưu lượng máu đến các cơ quan; tăng trí nhớ và khả năng tập trung.
Thành phần:
Trong mỗi viên Kim sư 420mg gồm:
– Dâm dương hoắc: 50%.
– Cửu thái tử: 20%.
– Đinh lăng: 20%.
– Bạch quả: 10%.
Công dụng: Giúp Bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt.(*)
Đối tượng thích hợp sử dụng:
Sản phẩm thích hợp dùng cho nam giới trong các trường hợp cơ thể suy nhược, sinh lực yếu, mệt mỏi, mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, liệt dương,tiểu tiện nhiều lần.(*)
Đối tượng không thích hợp sử dụng: Phụ nữ mang thai không được dùng.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 2 viên. Mỗi đợt nên dùng liên tục ít nhất 1 tháng và có thể tiếp tục sử dụng cho đến khi đạt kết quả tốt nhất.(*)
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
CỦA VIÊN NANG KIM SƯ.
Đơn vị: Trung Tâm Sâm và Dược Liệu Tp Hồ Chí Minh-Viện Dược Liệu-Bộ Y Tế.
Người thực hiện: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương và các cộng sự.
Kim sư và Hoóc-môn Sinh Dục Nam:
Theo Báo cáo Nghiệm thu số 04/2011/HĐ-DVKH (TT Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh), qua các nghiên cứu dược lý do PGS-TS Nguyễn Thị Thu Hương và các cộng sự tiến hành trên chuột thí nghiệm, các kết quả cho thấy
Viên Kim Sư có tác dụng tăng lực – hồi phục sức và thể hiện tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam (tác dụng androgen) trên cơ địa bình thường như làm tăng hàm lượng Hoóc-môn Sinh Dục Nam trong huyết tương, tăng trọng lượng tinh hoàn, tăng trọng lượng cơ nâng hậu môn …(*)
Đặc biệt là tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam của viên Kim Sư thể hiện khá điển hình trên cơ địa bị giảm năng sinh dục như tác dụng phục hồi 50% sự suy giảm hàm lượng Hoóc-môn Sinh Dục Nam trong huyết tương.(*)
Báo cáo còn kết luận tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam của viên Kim Sư gợi ý triển vọng việc ứng dụng viên Kim Sư trong liệu pháp thay thế bổ sung trong các điều kiện sản sinh các androgen nội sinh (tức nội tiết tố sinh dục nam) dưới mức sinh lý bình thường.(*)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ.
1/ Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam:
+ Tác dụng của viên Kim sư sau 14 ngày uống trên hàm lượng Hoóc-môn Sinh Dục Nam của chuột đực bình thường.
Hàm lượng Hoóc-môn Sinh Dục Nam ở lô uống viên Kim sư liều 1 viên/kg và 3 viên/kg tăng hơn so với lô chứng uống nước cất, đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Kết quả chứng tỏ viên Kim sư sau 14 ngày uống có tác dụng làm tăng hàm lượng Hoóc-môn Sinh Dục Nam trên cơ địa bình thường.(*)
+ Tác dụng của viên Kim sư sau 14 ngày uống trên hàm lượng Hoóc-môn Sinh Dục Name của chuột đực giảm năng sinh dục.
Hàm lượng Hoóc-môn Sinh Dục Nam ở lô bị gây giảm năng sinh dục và uống viên Kim sư liều 1 viên/kg tăng hơn so với lô chứng, đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Kết quả chứng tỏ viên Kim sư sau 14 ngày uống có tác dụng phục hồi sự suy giảm hàm lượng Hoóc-môn Sinh Dục Nam trên cơ địa bị giảm năng sinh dục.(*)
+ Tác dụng của viên Kim sư sau 30 ngày uống trên trọng lượng cơ nâng hậu môn của chuột đực bình thường.
Trọng lượng cơ nâng hậu môn ở lô uống viên Kim sư liều 1 viên/kg và 3 viên/kg đều tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng uống nước cất. Kết quả trên chứng tỏ viên Kim sư sau 30 ngày uống thể hiện tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam theo hướng làm tăng hoạt tính đồng hóa protein trên cơ địa bình thường.(*)
2/ Tác dụng tăng lực – hồi phục sức:
+ Kết quả thời gian bơi của chuột thí nghiệm sau 7 ngày và sau 14 ngày uống Kim sư so với thời gian bơi trước thử nghiệm.
Kết quả thử nghiệm ở lô uống viên Kim sư liều 1 viên/kg tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Như vậy viên Kim sư thể hiện tác dụng tăng lực sau 7 ngày và 14 ngày uống liều 1 hay 3 viên/kg.(*)
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
Chỉ tiêu |
Hàm lượng |
|
Độ ẩm | % | ≤ 14,0 |
Hàm lượng protid | % | ≥ 5,1 |
Hàm lượng glucid | % | ≥ 6,3 |
Hàm lương tro tổng | % | ≥ 12,5 |
Khối lượng tịnh | mg/viên | 510 ± 10% |
Định tính Dâm dương hoắc | Dương tính | |
Định tính Cửu thái tử | Dương tính | |
Định tính Đinh lăng | Dương tính | |
Định tính Bạch quả | Dương tính |